Hotline: 1900.636.000 (8h - 12h, 13h30 - 17h)
Thông báo của tôi

CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 70 NĂM THÀNH LẬP NHÀ HÁT KỊCH VIỆT NAM (12/1952 - 12/2022)

CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 70 NĂM THÀNH LẬP NHÀ HÁT KỊCH VIỆT NAM (12/1952 - 12/2022)

THÁNG 12 - THÁNG KỶ NIỆM 70 NĂM THÀNH LẬP NHÀ HÁT KỊCH VIỆT NAM (12/1952 - 12/2022)

Nhà hát Kịch Việt Nam (tiền thân là Đoàn văn Công nhân dân Trung ương) được thành lập tháng 12 năm 1952 tại chiến khu Việt Bắc. Lịch sử ra đời của nhà hát gắn liền với sự phát triển của nghệ thuật sân khấu cách mạng Việt Nam và trưởng thành cùng lịch sử phát triển của đất nước, đến nay nhà hát Kịch Việt Nam được coi là "Cánh chim đầu đàn" và là "Anh cả đỏ" của nền nghệ thuật sân khấu kịch nói Việt Nam.

Nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập (12/1952 – 12/2022), Nhà hát kịch Việt Nam sẽ giới thiệu đến công chúng yêu nghệ thuật kịch chuỗi chương trình nghệ thuật đặc sắc từ ngày 8-17/12 tại sân khấu Nhà hát Kịch Việt Nam và Nhà hát Lớn Hà Nội.

8 VỞ DIỄN NỔI BẬT TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY SẼ CÓ MẶT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT

1. Đêm trắng

“Đêm Trắng” - một vở kịch từng gây chấn động sân khấu Hà Nội những năm 1990 về đề tài chống tham nhũng được Nhà hát Kịch Việt Nam dàn dừng lại và ra mắt trong nhiều đêm diễn và trên sóng truyền hình.

2. Bệnh sĩ

“Bệnh sĩ”- một vở hài kịch kể về một bức tranh nông thôn Việt Nam thời kì đầu đổi mới. Những căn bệnh thành tích, háo danh dẫn đến thói sĩ diện, rởm đời và cao hơn là căn bệnh dối trá, thiếu trung thực ngày càng lan rộng trong xã hội. Xuyên suốt vở kịch không chỉ có những tình huống dở khóc dở cười, mà còn là những thông điệp triết lí nhân văn sâu sắc, mang tính dự báo và tính xã hội, được phản ánh một cách chân thực.

3. Bão tố Trường Sơn

Gian khổ, mất mát, hy sinh, dằn vặt, ám ảnh là những từ để khắc họa vở kịch “Bão tố Trường Sơn”. 

Vở diễn với bối cảnh là cuộc chiến đấu gian khổ, khắc nghiệt mà anh dũng của những người lính trên cung đường Trường Sơn huyền thoại. Trong cuộc chiến đó khi người lính đối diện với sự sống và cái chết, đối mặt với sự khốc liệt của chiến tranh, mỗi người trong số họ mang một tâm thế ứng xử riêng..

4. Người trong cõi nhớ

 

“Người trong cõi nhớ” - Kịch bản có một lối kết cấu khá độc đáo. Các nhân vật xuất hiện đồng thời theo các bình diện không gian khác nhau: Những người đang sống và những người đã chết. 

Đã chết như chỉ là mất đi cái phần thân xác, còn tư tưởng, tinh thần, những khát vọng, ước mơ cao đẹp của họ vẫn sống. Sống trong sự nghiệp, trong nỗi nhớ thường ngày của những người còn sống hôm nay.

5. Người tốt nhà số 5

Vở kịch là một xã hội thu nhỏ, mỗi gia đình là một hoàn cảnh khác nhau, phản ánh các mặt của thực tại cuộc sống, của cái tốt và cái xấu luôn bủa vây mỗi chúng ta.

6. Điều còn lại

Một câu chuyện nói về bi kịch của những người tốt, ca ngợi tình yêu thương, sự bao dung và lòng vị tha của con người.

7. Kiều

Được dàn dựng dựa trên tác phẩm kiệt tác văn học “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du, vở diễn mang tên “Kiều” theo phong cách chính kịch kết hợp với hát múa và những động tác hình thể đã mang lại hơi thở mới mẻ và thú vị. 

"Kiều" với nhiều lát cắt mới về nghệ thuật, nhưng vẫn giữ nguyên được những giá trị to lớn của tác phẩm là phản ánh giá trị hiện thực.

8. Người yêu Hoa hậu

Những tình huống bất ngờ, những thông điệp đáng suy ngẫm … Vở kịch được pha trộn tuyệt vời giữa hài hước và hiện đại, dí dỏm nhưng sâu sắc, khán giả sẽ không thể ngừng cười và thích thú.

LỊCH DIỄN: THAM KHẢO TẠI ĐÂY

Trân trọng kính mời quý vị cùng đón xem!

 

 

 

 

 

 

 

Đang xem: CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 70 NĂM THÀNH LẬP NHÀ HÁT KỊCH VIỆT NAM (12/1952 - 12/2022)